NÓNG: sử dụng enzyme chữa ung thư – bước đột phá vĩ đại

Thứ ba - 29/11/2022 10:45
Sử dụng enzyme chữa ung thư, nghe thì có vẻ xa lạ đấy nhưng điều này hoàn toàn có thể. Đây chính là một trong những nghiên cứu mới nhất về ung thư được các nhà khoa học quốc tế đang từng bước nghiên cứu và ứng dụng.
Vậy cụ thể phương pháp điều trị này như thế nào? Chúng có ưu nhược điểm gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

1. Enzyme PEG – KYNase

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin đã phát triển một phương pháp mới để điều trị ung thư bằng liệu pháp enzyme. Cụ thể đó chính là enzyme PEG-KYNase.

Enzyme PEG-KYNase không trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư mà thay vào đó, chúng đã trao quyền và thúc đẩy hệ thống miễn dịch tự tiêu diệt các tế bào ung thư không mong muốn.

Loại enzyme này đã được thiết kế để làm suy giảm chức năng của một chất có tên gọi là kynurenine, đây là chất chuyển hóa được tạo ra bởi nhiều khối u ức chế hệ thống miễn dịch. Phát hiện tuyệt vời này đã được công bố trên tạp chí Nature Biotechnology.

Theo các chuyên gia, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hoạt động đầy đủ có thể chống lại sự lây lan của các tế bào ung thư và tự loại bỏ các khối u. Tuy nhiên, các khối u đã phát triển theo nhiều cách để ức chế hệ thống miễn dịch, dẫn đến sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư.

Và theo  Everett Stone, trợ lý nghiên cứu tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Hoa Kỳ đã nói rằng "Hệ thống miễn dịch của chúng tôi liên tục điều khiển cơ thể và thường nhận ra và loại bỏ các tế bào ung thư".

Và theo bộ phận nghiên cứu Sinh học phân tử, đồng tác giả với nghiên cứu trên thì "Kynurenine hoạt động như một vật cản đường, làm cản trở sự giám sát bình thường của các tế bào miễn dịch”.

Do vậy, việc sử dụng enzyme PEG-KYNase là điều hoàn toàn cần thiết nhằm cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện tại vẫn cần nhiều nhiều thời gian để tiến hành các thử nghiệm kiểm tra về tính an toàn cũng như hiệu quả phương pháp này.

Enzyme PEG kynase chữa ung thư
Enzyme PEG kynase chữa ung thư
 

2. Enzyme Protein Kinase – 1

Một nghiên cứu mới nhất tại Ấn Độ đã phát hiện ra một loại enzyme được gọi là protein kinase 1 tương tác thụ thể (RIPK1), được biết đến là có vai trò quan trọng trong quá trình chết tế bào hay còn gọi là hoại tử.

Trong quá tình nghiên cứu về RIPK1, các nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng enzyme này dường như ảnh hưởng ty thể và đóng vai trò quan trọng dẫn tới quá trình chết đi của tế bào ung thư theo một cách rất độc đáo.

Tác giả nghiên cứu cấp cao người Ấn Độ Zachary Schafer, phó giáo sư sinh học ung thư và các đồng nghiệp đã tiết lộ rằng việc kích hoạt RIPK1 khi tế bào tách khỏi chất nền của tế bào và sẽ kích hoạt một quá trình làm suy giảm ty thể, ức chế quá trình cung cấp phần lớn năng lượng cho tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của enzyme này còn là do mức độ của hàng loạt phản ứng oxy hóa dẫn đến chu trình chết tế bào.

Các xét nghiệm chuyên sâu hơn đã chứng minh rằng việc chặn con đường RIPK1 có liên quan tới sự giảm thiểu sự hình thành khối u trong một mô hình sống.

Việc điều trị ung thư theo phương pháp mới này hứa hẹn sẽ mang tới những thành công hơn nữa cho các bệnh nhân ung thư

Enzyme Protease có thể chữa ung thư tuyến tụy
Enzyme Protease có thể chữa ung thư tuyến tụy
 

3. Sử dụng enzyme Protease trong điều trị ung thư tuyến tụy

Vai trò chính của tuyến tụy là tiết ra dịch tụy, có chứa bicarbonate kiềm và các enzyme tiêu hóa khác nhau như amylase tụy, trypsin và lipase tụy. Chức năng của những loại enzyme này là trung hòa axit dạ dày và tiêu hóa lượng đường và các chất dinh dưỡng như protein và chất béo.

Chính vì thế, khi mắc các bệnh có liên quan đến tuyến tụy chẳng hạn như ung thư tuyến tụy thì chúng ta cần có phương pháp điều trị tích cực và phù hợp.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra phương pháp sử dụng enzyme để chống lại sự tăng trưởng và phát triển của ung thư tuyến tụy.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy trong điều trị ung thư tuyến tụy bằng một số enzyme phân giải protein như protease.

Tuy nhiên, những nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của loại enzyme này vẫn còn hạn chế. Và trong tương lai, chúng ta cùng hy vọng các nhà khoa học sẽ còn có những bước tiến mới hơn nữa trong điều trị ung thư tụy bằng enzyme.

4. Một số loại enzyme khác cũng đã được sử dụng chữa ung thư

Năm 1906, nhà phôi học Tiến sĩ John Beard đã đề xuất vào năm 1906 cho rằng các enzyme tiêu hóa trong tuyến tụy có thể giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh ung thư và sẽ rất hữu ích trong việc ứng dụng điều trị nhiều loại ung thư.

Tuy nhiều, sau khi Tiến sĩ John Beard qua đời thì ý tưởng sử dụng liệu pháp enzyme trong điều trị ung thư dường như bị lãng quên.

Mãi cho đến năm 1981, một nghiên cứu ở Texas, Hoa Kỳ đã tiến hành trên 500 bệnh nhân mắc ung thư và đã bước đầu thu được kết quả rất khả quan về liệu pháp điều trị ung thư này.

Theo các nhà khoa học có rất nhiều loại enzyme có thể giúp làm giảm sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư, chẳng hạn như:

  • Bromelain
  • Lactase
  • Papain
  • Protease
  • Protease gluten
  • Amylase
  • Lipase
  • Cellulase
  • Lactase
  • Maltase

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng xác định được một số cơ chế hoạt động của các enzyme liên quan đến việc chữa trị ung thư, chẳng hạn như: tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình hình thành tế bào ung thư mới…

Bạn thấy đấy, liệu pháp sử dụng enzyme trong chữa trị ung thư hứa hẹn rất tiềm năng trong tương lai đúng không nào? Mời các bạn cũng theo dõi trang tin tức này của chúng tôi để biết sớm nhất về các kiến thức bệnh học ung thư nhé.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp sử dụng enzyme chữa ung thư. Chúc bạn sẽ luôn mạnh khỏe và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

 
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://enzyme.vn là vi phạm bản quyền

Tác giả: admin

Nguồn tin: kienthucungthu.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây